Viện giống cây trồng học viện nông nghiệp Việt Nam

    Giống Bưởi Quế Dương

  • Nhóm giống: Giống cây ăn quả
  • Giống: cây bưởi giống
  • Cây giống Bưởi Quế Dương hiện đã được người dân ở xã Cát Quế, huyện Hoài Đức Hà Nội nhân rộng, phát triển theo hướng hàng hóa. Năm 2014 cây bưởi Quế Dương đã được công nhận là nhãn hiệu tập thể
  • LH: 0962.894.442
  • Giống Bưởi Quế Dương

    Giống Bưởi Quế Dương

Giống Bưởi Quế Dương

1 – Giới Thiệu:
Cây giống Bưởi Quế Dương hiện đã được người dân ở xã Cát Quế, huyện Hoài Đức Hà Nội nhân rộng, phát triển theo hướng hàng hóa. Năm 2014 cây bưởi Quế Dương đã được công nhận là nhãn hiệu tập thể và đây được coi như một cơ hội lớn để người dân địa phương phát huy giá trị kinh tế của giống bưởi này. – Tại gia đình Anh Lê Văn Trịnh ở khu vực 8, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức Hà Nội có khu vườn quanh nhà rộng chừng gần 3.5 sào. Đã hơn chục năm nay, A Trịnh đầu tư trồng hơn 100 gốc bưởi quế dương. Tính trung bình mỗi năm, vườn bưởi Quế Dương cho thu hoạch khoảng 150 triệu đồng. Vườn bưởi Quế Dương đã góp phần đưa kinh tế gia đình anh ngày một khá giả . Anh Trịnh dự định, thời gian tới sẽ thuê thêm khoảng 3 mẫu đất để trồng thêm khoảng 800 gốc bưởi đường quế dương. – Tương tự, với diện tích hơn 5 sào , từ nhiều năm nay, gia đình anh Lê Xuân Hoành , khu vực 7, xã Cát Quế đầu tư trồng 165 cây bưởi Quế Dương.
Giống Bưởi Quế Dương
Năm 2014, vườn bưởi gia đình anh cho thu nhập 230 triệu đồng, dự kiến năm nay sẽ cho thu trên 250 triệu đồng. Chủ nhiệm HTX NN Quế Dương Nguyễn Khắc Kiên, người có 80 gốc bưởi quế dương trên diện tích 2,5 sào cho biết, trung bình mỗi năm, ông thu nhập khoảng 120 triệu đồng từ bưởi. Ở xã Cát Quế, hầu hết các gia đình đều có vườn trồng bưởi trong đó tập trung chủ yếu vào hai giống bưởi Diễn và bưởi Quế Dương . Tuy nhiên, bưởi Diễn là bưởi từ nơi khác mang về, còn bưởi Quế Dương là đặc sản của chính vùng quê này. Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Nguyễn Hải Phong, giống bưởi Quế Dương xuất phát từ một cây bưởi hạt, được gia đình cụ Trần Thảo, ở xóm Tháp Thượng lưu giữ và nhân giống từ gần một thế kỷ nay. Nhờ mẫu mã đẹp, quả to, cùi mỏng, độ ngọt vừa phải, ăn nhiều không thấy chán, cho nên người dân ưa chuộng, từ đó nhân giống ra nhiều gia đình. Thời gian thu hoạch của bưởi Quế Dương thường từ rằm tháng tám âm lịch, sớm hơn bưởi Diễn khoảng hai đến ba tháng, cho nên người dân trồng xen kẽ để rải vụ. Hiện, xã Cát Quế đã có 15ha bưởi đường Quế Dương, trung bình mỗi năm cho thu hoạch từ 190 đến 250 tấn, sản phẩm thu hoạch được bao nhiêu, thương lái đến tận vườn mua buôn bấy nhiêu, không đủ cung cấp cho thị trường. Với giá bán trung bình từ 35 nghìn đến 40 nghìn đồng/quả, giống bưởi Quế Dương cho thu nhập từ 50 đến 70 triệu đồng/sào, tương đương 500 đến 700 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Người dân địa phương cho rằng, bưởi Quế Dương là cây siêu lợi nhuận, bởi chỉ cần đầu tư một lần có thể cho thu hoạch từ 50 năm đến 70 năm. Nhận thấy đây là giống bưởi quý, sau khi nghiên cứu nguồn gien, đặc tính sinh trưởng phát triển của cây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tổ chức hỗ trợ người dân nhân rộng và phát triển theo hướng hàng hóa. Năm 2013, sở hỗ trợ huyện Hoài Đức xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, trồng mới và thâm canh 45 ha bưởi Quế Dương và bưởi Diễn.
Giống Bưởi Quế Dương
2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Để có những sản phẩm bưởi chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, nhà nông cần chú ý tới xuất xứ và chất lượng giống. Cây bưởi chiết: Đường kính từ 1 - 1,5cm, cao khoảng 60 - 80cm, có 2-3 cành cấp 1 được ươm trong bầu, có rễ thứ cấp mới được đem đi trồng. Cây bưởi ghép: Đường kính gốc ghép từ 0,8 - 1cm, cành cao khoảng 25 - 30cm, khỏe mạnh sạch sâu bệnh.
3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Bưởi trồng thích hợp nhất vào 2 vụ mùa trong năm đó là:: - Vụ Xuân: tháng 2, 3, 4 - Vụ thu đông: tháng 8, 9 ,10 - Đối với loại đất thịt tơi xốt thì khoảng cách phù hợp giữa 2 cây trồng là 5x5m (400 cây/ha) tương đương 15 cây trên 1 sào bắc bộ. - Còn đối với loại đất đồi chắc, cằn thì khoảng cách là 4,5x4,5m (500 cây/ha) tương đương 18 cây trên 1 sào bắc bộ.
4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
- Làm đất cày bừa kĩ, nhặt sạch cỏ - Lên luống cách nhau 5m có hình mui luyện, rãnh rộng 30 - 40cm, sâu 20cm, tâm luống cao 30 - 40cm so với đáy rãnh. - Đào hố đắp ụ: + Đào hố nơi đất xấu có kích thước: 80x80x60cm(rộng,dài,sâu) + Đào hố nơi đất tốt: 60x60x50cm Nơi chân đất thấp thì phải đắp ụ, ụ cao từ 50 - 60cm, đường kính ụ rộng từ 0,8 - 1m
5 – Phân Bón Lót:
- Phân chuồng hoai mục: 20-30kg(40kg) - Super lân: 1kg - Vôi bột: Tùy theo pH của đất để xác định lượng vôi bột cần bón. Bà con nên xác định pH trước khi quyết định bón vôi. Thông thường nếu pH<5 hoặc 5,5 thì bón 20-25kg vôi bột/sào Bắc bộ, bón trước hoặc sau các loại phân bón khác khoảng 15-20 ngày.
Giống Bưởi Quế Dương

6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Bưởi Quế Dương:

Hố phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng, Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15 – 20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây chết cây. Sau đó dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới đẫm nước cho cây tối thiểu 1lần/1ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới (đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng).

7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Bưởi Quế Dương:

7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả: Việc cắt tỉa được tiến hành ngay từ khi trồng. Để có được dạng hình hợp lý, cần thực hiện theo các bước sau: - Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều cao 45 - 50 cm, cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3 - 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này thường chọn cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 - 10 cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 45 – 60độ để khung tán đều và thoáng. - Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 - 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng. - Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau giúp cây quang hợp được tốt. + Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả - Cắt tỉa sau thu hoạch: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp 1(nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đối. - Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình. - Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình.
7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Bưởi Quế Dương:
Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: + Bón cơ bản (tháng 8 – tháng 11): Phân hữu cơ + lân Super + vôi. + Bón đón hoa, cành xuân từ 15/1 – 15/3: Đạm urê + kali. + Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5 – tháng7: Đạm urê + kali Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng bón thúc như sau: + Ure: 0,1 – 0,2 kg/cây + Super lân: 0,2 – 0,5 kg/cây + Kali: 0,1 - 0,3kg/cây. Các năm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc loại đất. Cách bón: Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 30 - 40 cm, sâu 20 - 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp phần còn lại. Bón phân vô cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán cách xa gốc 20 - 30 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước. + Lần 1 (sau khi thu hoạch): bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm. + Bón thúc vào lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, xới đất sâu 4-5cm vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm. Bón phân xong tưới nước đều đặn, vừa phải cho phân tan để cây hấp thụ từ từ. Chú ý không nên tưới quá nhiều nước cho cây vì nếu thừa nước cây sẽ ra đọt non ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa.
Giống Bưởi Quế Dương

8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Bưởi Quế Dương:

Bưởi thường bị một số loại sâu bệnh phá hoại như : Bệnh nấm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, cành, nhện đỏ, nhện trắng, ruồi đục quả, bệnh chảy gôm, bệnh khô cành, quả ám khói… - Bệnh nấm : Trên lá có đốm màu gỉ sắt, thân có các đốm đen. Sử dụng thuốc SCORE hoặc Sun phát đồng 1% phun 3 ngày một lần cho tới khi khỏi bệnh. - Bệnh sâu đục thân, cành : Quét vôi vào gốc cây và thân cây, dung xilanh tiêm phun trực tiếp vào lỗ sâu đục bằng thuốc Supracide 0,2%. - Sâu vẽ bùa : Dùng Selecron phun lên lá. Thuốc này có tác dụng với cả sâu ăn lá, nhện đỏ và các loại sâu khác. - Rệp : Khi phát hiện có rệp, phun ngay Selecron ba ngày liên tục. - Ruồi đục quả hút dịch làm quả thối, thời gian xuất hiện vào tháng 7-10. Dùng bả Naled 5% + Metyl Eugnol 95% cho 100m2. - Bọ xít các loại : Phun Sherpa 0,2% hoặc Dipterex 0,3%. Ngoài ra nếu thấy các loại côn trùng ít có thể bắt bằng tay và tiêu diệt. - Bệnh muội đen thân, cành, lá, quả. Thời gian xuất hiện từ tháng 2-10. Phun Boocdo 1% hoặc Sun phát đồng 1% kết hợp với cắt tỉa cho thưa tán lá, cành. - Bệnh chảy mủ gôm : Thời gian gây hại từ tháng 4, 5, 9, 10. Phun Aliette 0,3% lên thân, cành tuần 1 lần cho tới khi khỏi v.v…
Giống Bưởi Quế Dương
9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:
Nên thu hoạch vào lúc trời mát và nhẹ tay, tránh lúc trời nắng gắt làm các tế bào tinh dầu căng dễ vỡ, không nên thu hái quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ. Dụng cụ thu hoạch như kéo cắt liền giỏ để thu hoạch trái, không được để rơi trái xuống đất. Khi thu hoạch nên mang bao tay vải tránh móng tay làm vết thương trái và dùng giỏ nhựa loại 20kg. Kéo cắt nên làm sạch khuẩn bằng Natri Hypocloric Sodium (NaOCl) trước khi dùng. Tất cả dụng cụ sau khi thu hoạch phải lau chùi sạch sẽ để vào chỗ ngăn nắp. Nên bao trái bằng lưới polostirenhặc giấy báo mềm tránh va chạm khi vận chuyển làm hỏng trái trước khi đóng gói bằng thùng carton. Bảo quản bưởi ở nhiệt độ 100C ±10C, ẩm độ 90 ÷ 95%.

cây bưởi giống khác:

cây bưởi giống

giống Bưởi Phúc Trạch Giống bưởi da xanh Giống bưởi diễn Giống bưởi Ruby Thái Lan Giống bưởi đỏ tân lạc Giống Bưởi Hoàng Giống bưởi đỏ luận văn Giống bưởi đỏ phúc kiến Giống bưởi da xanh ruột hồng Giống Bưởi Đoan Hùng Giống Bưởi Quế Dương

Cây cam giống

Giống cam CARA ruột đỏ không hạt Giống cam Vinh Giống Cam V2 giống Cam xoàn Giống cam đường canh Giống cam sành Cây giống Cam Chanh Giống Cam bù

Cây chanh giống

Giống chanh bốn mùa Giống chanh dây Giống cây chanh ngón tay Cây Giống Chanh Vàng Mỹ Giống chanh leo Giống chanh đào

Giống cây ăn quả mới

Giống cây sơ ri Giống Cây Nho Thân Gỗ Giống cây trám đen Cây bưởi ruby thái Giống cây mãn cầu thái Giống Cây KIWI Giống cây vũ sữa bơ hồng Giống cây việt quất Giống cây nho Pháp Cây Giống Cherry Nhiệt Đới Giống cây mận đỏ thái Giống cây mãng cầu Thái Giống cây lựu đỏ Giống mận tam hoa Giống cây trám trắng Giống cây cam đường canh Hạt Giống Cà Chua Leo Giàn Giống chuối đỏ Dacca Giống cây vũ sữa lò rèn Giống cây chôm chôm Thái

Giống cây táo

Giống táo đào vàng Giống táo Thái Lan Giống táo vỏ đỏ ruột đỏ GIỐNG TÁO RUỘT ĐỎ REDLOVE Giống cây táo đại

Giống cây mít

Giống mít nghệ cao sản Giống cây mít tứ quý MÍT THÁI LÁ BÀNG Giống cây Mít tố nữ GIỐNG MÍT VIÊN LINH Giống cây Mít ruột đỏ GIỐNG MÍT THÁI SIÊU SỚM

Giống cây ổi

Cây giống Ổi không hạt Giống cây ổi nữ hoàng Giống ổi đỏ Ruby Thái Lan Giống cây ổi tím Giống ổi bốn mùa Giống cây lê Đài Loan Giống cây ổi đông dư

Giống cây nhãn

Giống cây nhãn quế Giống cây nhãn IDO Giống nhãn xuồng cơm vàng Giống cây nhãn lồng

Giống cây xoài

Giống cây xoài ÚC Giống xoài tứ quý Giống xoài cát Hòa Lộc Giống cây xoài Đài Loan Giống xoài Ngọc Vân Giống cây xoài thái

Giống cây hồng xiêm

Giống cay hồng xiêm Xuân Đỉnh Giống cay hồng xiêm xoài

Giống cây sầu riêng

Giống sầu riêng DONA Giống sầu riêng RI 6 Giống sầu riêng thái

Giống cây bơ

Giống cây bơ Booth Giống bơ sáp da xanh Giống bơ 034 quả dài

Giống cây lấy gỗ, công trình, dược liệu

Giống cây sao đen Cây bàng giống Giống cây sấu Giống cây keo lai Giống cây xạ đen Giống cây đinh lăng Giống cây viết Cây ban giống Giống cây phượng vĩ Cây bạch đàn giống Giống cây đàn hương Giống cây ba kích Cây phong linh hoa vàng Giống cây sưa đỏ

Cây hoa giống

Giống hoa mộc lan Trà hoa vàng Giống cây mộc hương Giống hoa tử đằng Giống hoa mẫu đơn kép

Cây na giống

Giống na bở Đài Loan Giống na dứa đài loan Na thái giống Giống na dai
VIỆN GIỐNG CÂY TRỒNG HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
0962.894.442
viencaygiongnongnghiep@gmail.com
http://giongcaytrongmoi.com