Viện giống cây trồng học viện nông nghiệp Việt Nam

    giống Cam xoàn

  • Nhóm giống: Giống cây ăn quả
  • Giống: Cây cam giống
  • Cây giống Cam xoàn là loại trái tròn, vỏ mỏng, ít hạt, thơm ngon, có độ ngọt rất cao. Năm nay dân trồng cam miền Tây phấn khởi trúng mùa, nhiều nhà thu lãi tiền tỷ. Cam xoàn cho trái theo chùm. Bình quân từ 40 đến 50 kg/năm/Cây.
  • LH: 0962.894.442
  • giống Cam xoàn

    giống Cam xoàn

giống Cam xoàn

1 – Giới Thiệu:

Cây giống Cam xoàn là loại trái tròn, vỏ mỏng, ít hạt, thơm ngon, có độ ngọt rất cao. Cam xoàn cho trái theo chùm. Bình quân một cây cho sản lượng trái từ 40 đến 50 kg/năm. Vài năm gần đây, cam xoàn được nhiều nông dân ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chọn đầu tư, bởi giá trị kinh tế cao và đầu ra ổn định. Năm nay dân trồng cam miền Tây phấn khởi trúng mùa, nhiều nhà thu lãi tiền tỷ. Đặc điểm của cam xoàn là trái tròn, ít hạt, thơm và độ ngọt rất cao, có thể xem là ngọt nhất trong tất cả các loại cam. Cam xoàn rất dễ trồng, cây càng lớn năng suất càng tăng, trong khi nhu cầu của thị trường hiện nay lại lớn. Lợi nhuận cao hơn rất nhiều loại cây khác nên nhiều người đang chuyển hướng đầu tư.
Cây giống Cam xoàn

2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Việc chọn giống tốt và sạch bệnh sẽ giúp cây sinh trưởng khoẻ trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, tăng sức đề kháng đối với sâu bệnh, cho trái có phẩm chất ngon. Cây giống phải khoẻ, mập không mang mầm mống bệnh, có bộ rễ khoẻ, đường kính thân cây cách vị trí ghép 3cm lớn hơn 0,5cm, chiều cao trên 30cm đối với cây ghép, với cây chiết đường kính thân lớn hơn 0,8-1cm.
Cây giống Cam xoàn

3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

- Thời vụ: Cam thường được trồng vào đầu (tháng 2) hoặc cuối mùa mưa (tháng 9) là thích hợp nhất. - Tuỳ theo đất đai, khí hậu, khoảng cách trồng có thể : 5 x 4m, 4 x 4m, 3 x 4m.

4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

- Làm đất: Đất trồng cam phải cao ráo, có hệ thống thoát nước tốt để tránh ngập lụt hàng năm. Ở vùng đồng bằng, vùng trũng phải đào mương, lên luống. Trung du và miền núi nên chủ động nguồn nước để tưới khi cây bị khô hạn. - Đào hố: Hố trồng có kích thước 60x60x50cm.
Cây giống Cam xoàn

5 – Phân Bón Lót:

Trước khi trồng cây cần bón phân cho hố để cây có đầy đủ chất dinh dưỡng. Bón lót: 30 - 40 kg phân chuồng hoai mục + 0,3 – 0,5 kg lân + 0,1-0,2 kg Kali + Vôi bột 0,5 - 1 kg; thuốc sâu bột (Basudin 10H...) 0,1kg). Khi bón phải trộn đều các loại phân lại với nhau. Và sau đó dùng đất lấp hồ lại. Tiếp theo cần bơm nước vào hố, 10 – 15 ngày sau bón thuốc sâu bột trên mặt hố để phòng ngừa sâu bệnh tốt nhất cho cây.

6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Cam Xòan:

Hố phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng, Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây chết cây. Sau đó dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới đẫm nước cho cây tối thiểu 1lần/1ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới (đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng). Chú ý: Khi cây còn nhỏ, chưa giao tán, nên trồng quanh cây đậu đỗ để tận dụng đất, hạn chế cỏ dại và dùng làm phân cải tạo đất.

7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cam Xòan:

7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
Cây giống Cam xoàn

7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Cắt bỏ các cành vượt, cành mọc ra từ gốc ghép, cành sâu bệnh, dập gãy. Nuôi dưỡng những cành cần thiết để tán cây đều đặn, cân đối. Việc tỉa cành tạo tán bắt đầu từ khi cây cao 0,5- 0,6m tạo khung thân hợp lý ban đầu vững chắc, cành được phân bố dạng ngôi sao trên thân cây để không che khuất ánh sáng lẫn nhau. Những cành già cỗi sau một thời gian cho quả cũng cần chặt bỏ nuôi những cành non mới cho quả trong những năm tiếp theo. Trồng cây chắn gió có tác dụng làm giảm sự bốc hơi nước, giảm sự cọ sát của các quả với cành và làm chậm sự di chuyển của các loại côn trùng, nhất là rệp và rầy chổng cánh. Hàng cây chắn gió được trồng chủ yếu ngăn được các hướng gió chính, cách hàng cây cam đầu tiên ít nhất 5m để tránh cạnh tranh dinh dưỡng. Cây chắn gió có thể trồng bằng keo tai tượng, keo lá tràm, keo dậu,….

7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Cam Xòan:

Sau một tháng cây hồi phục dùng nước phân lợn hoặc nước giải đã ủ pha loãng 10 lần với nước lã hoặc nước phân đạm 1%, 15-20 ngày tưới 1 lần. Bón phân thời kỳ thiết kế cơ bản (sau trồng 1-3 năm). Lượng phân bón cho 1 cây: 10kg phân chuồng + 100g ure + 300g supelân + 100g kali Cách bón: tháng 9, tháng 11 bón 100% hữu cơ + 100% lân; từ ngày 15/1 đến 15/3: 40% urê + 40% kali (nhằm thúc cành xuân); tháng 5 bón: 30% urê + 30% kali; tháng 7-8 bón: 30% urê + 30% kali (bón cành thu) Bón phân thời kỳ kinh doanh (Từ năm thứ 3 trở đi): với cây vào kinh doanh từ tháng 11 hạn chế tưới nước và dùng thuổng hay mai xẻ xung quanh gốc, cách gốc 25-30cm. Chặt đứt rễ xung quanh, phơi gốc 10-15 ngày cho cây cằn, lá vàng hơi héo sau đó bón cho 1 cây từ: 10-40kg phân chuồng hoai mục + 0,5-1 kg supe lân, bón quanh tán lấp kín phân. Chú ý: Khi xén rễ phải dùng dụng cụ sắc, không làm xơ, dập rễ, lay động gốc ảnh hưởng đến cây, sau đó tưới giữ ẩm cho cây. Khi cây ra hoa kết quả tránh tác động vào gốc, ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu hoa, quả. Khi quả đã ổn định, dùng phân bắc, phân chuồng hoai mục hay đậu tương xay nhỏ (1kg/gốc) ngâm từ 10-15 ngày, pha loãng 5 lần tưới cho cây. Cứ 20 -25 ngày một lần tưới, bã ngâm vớt lên dải đều quanh tán lấp đất nhẹ. Có thể kết hợp dùng phân bón qua lá phun theo nồng độ khuyến cáo vào các tháng 3,5,6,8 và luôn giữ ẩm cho cây.

8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Cam Xòan:

a. Sâu vẽ bùa: Phá hại quanh năm nhất là từ tháng 4 đến tháng 10. - Phòng trừ: Phun cho các đợt lộc của cây từ 1 - 2 lần bằng 1 trong các loại thuốc sau đây: Sumisizin pha đồng độ 0,1%, Decis pha nồng độ 0,1%, Sherpa pha nồng độ 0,1% Padan pha nồng độ 0,1 - 0,2%, Nicotex, Supracide nồng độ 0,1-0,2%. b. Nhện đỏ: Hoạt động quanh năm, nhiều nhất là mùa Đông và mùa Xuân phá hoại cành lá non và quả. - Phòng trừ: Dùng 1 trong các loại thuốc sau đây để phun: lưu huỳnh vôi (Vụ Hè Thu: 0,2-0,30 Bô mê, Vụ Xuân: 0,5 - 10 Bômê), Kentan pha nồng độ 0,1%, Danitol - S 50EC pha nồng độ 1%, Monocrotophos 56% pha nồng độ 0,1 - 0,2%, Methamidsphos 600 dạng nước nồng độ pha 0,2%. c. Sâu đục cành: Sâu bắt đầu phá từ tháng 5 và tháng 6. Trên 1 cây có thể có hàng chục con sâu đục cành, nếu 2 - 3 năm liền bị hại thì cây sẽ mau chết. - Phòng trừ: Dùng vợt để bắt khi chúng bắt đầu vũ hoá, dùng rơm, rạ, Ofatox pha nồng độ 0,1% quất chặt thâ cây và cành to, khi xén tóc chiu ra gặp thuốc sẽ chết. + Trừ sâu non: Dùng ống tiêm bơm thuốc Ofatox hoặc SumisiZin pha nồng độ 1/200 hoặc 1/100, Monito nồng độ 0,2% vào đường hầm của sâu non rồi dùng đất sét bịt kín lỗ lại. d. Rầy chổng cánh: Đây là môi giới truyền bệnh vàng lá cam, một bệnh nguy hiểm trong sản xuất cam, quýt hiện nay. - Phòng trừ: Dùng 1 trong các loại thuốc Bassa 50EC (pha nồng độ 0,2%) Applaud - Mipcin pha nồng độ (0,2%), Shrezol pha nồng độ 0,2% phun cho các đợt lộc của cây, mỗi đợt lộc 2 lần (lần đầu khi cây phát lộc, lần 2 khi lộc ra rộ). e. Ruồi đục quả: Dùng bẫy bả để diệt là chủ yếu. Pha Methyl. Euzennol loãng cùng với Nales 5% bôi vào mặt cắt quả cam, quýt đổ bôi lên cây dẫn dụ và diệt ruồi đực, ngoài ra có thể phun Dipterex 0,05%. f. Bệnh loét: Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Citri hại lá, cành, quả, gai, lá bị loét nặng sẽ mau rụng, quả bị bệnh có thể rụng nhưng phần lớn các quả bị bệnh dễ thối. - Phòng trừ: + Làm vệ sinh vườn ươm, vườn sản xuất cam, cắt bỏ cành bị bệnh đem đốt. + Diệt sâu vẽ bùa trong các tháng mùa hè để tránh vi khuẩn xâm nhiễm theo vết đục của sâu non. + Phun 1 trong các loại thuốc: Booc-đô nồng độ 1%, Zineb nồng độ 0,5 - 1%, Casuran nồng độ 1%.

9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:

Thu Hoạch và Bảo Quản: Thời điểm: Thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ mầu xanh sang màu vàng khoảng 20-30 diện tích vỏ quả. Cần thu hoạch đúng thời vụ để tạo cho cây phân hóa mầm hoa tốt, thu hái quả vào những ngày râm mát. Kỹ thuật: Dùng kéo chuyên dụng cắt cuống quả, thu hái quả nhẹ nhàng tránh tổn thương cơ học. Quả được cho vào thùng hoặc sọt có lót giấy, xốp, vận chuyển về nơi tập kết để phân loại, lau khô vỏ quả và tiến hành xử lý bảo quản. Bảo quản trong hòm gỗ phủ lá chuối khô: Quả được thu hái không bị rập nát, có kích cỡ tương đối đồng đều, được rửa sạch bằng nước vôi trong, để khô 5-7 ngày, bôi vôi cuống quả, xếp vào giữa hòm, khoảng cách các quả được chèn bằng lá chuối khô, đậy nắp giữ kín gió. Bảo quản trong túi nilon đục lỗ: Quả được thu hái không bị rập nát, có kích cỡ tương đối đồng đều, được rửa sạch bằng nước vôi trong, để khô 5-7 ngày, bôi vôi cuống quả, cho vào túi nilon đục lỗ để nơi thoáng mát.

10 – Kinh nghiệm và Thị Trường:

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung – Đồng Tháp, toàn huyện có trên 200 ha trồng cam xoàn. Nhiều nhà vườn ở huyện Lai Vung cho biết, nông dân các tỉnh lân cận của đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông và cả kiều bào ở Campuchia... cũng sang đặt giống với số lượng rất lớn. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung, ông Mai Quốc Hậu cho biết, huyện cũng vừa có buổi làm việc với các doanh nghiệp Ấn Độ về việc liên kết tiêu thụ cam xoàn, các doanh nghiệp đánh giá cao chất lượng cam của vùng này.

Cây cam giống khác:

cây bưởi giống

Giống bưởi da xanh ruột hồng Giống Bưởi Hoàng giống Bưởi Phúc Trạch Giống bưởi đỏ luận văn Giống bưởi đỏ phúc kiến Giống bưởi Ruby Thái Lan Giống Bưởi Đoan Hùng Giống bưởi da xanh Giống bưởi đỏ tân lạc Giống Bưởi Quế Dương Giống bưởi diễn

Cây cam giống

Giống cam sành Giống cam Vinh Giống cam đường canh Giống Cam bù giống Cam xoàn Cây giống Cam Chanh Giống cam CARA ruột đỏ không hạt Giống Cam V2

Cây chanh giống

Giống chanh dây Giống cây chanh ngón tay Giống chanh bốn mùa Cây Giống Chanh Vàng Mỹ Giống chanh leo Giống chanh đào

Giống cây ăn quả mới

Giống cây mãn cầu thái Giống mận tam hoa Cây bưởi ruby thái Hạt Giống Cà Chua Leo Giàn Giống cây vũ sữa bơ hồng Giống cây sơ ri Giống cây trám đen Giống cây vũ sữa lò rèn Giống cây nho Pháp Giống cây chôm chôm Thái Giống cây cam đường canh Giống cây lựu đỏ Cây Giống Cherry Nhiệt Đới Giống cây trám trắng Giống chuối đỏ Dacca Giống Cây Nho Thân Gỗ Giống Cây KIWI Giống cây mãng cầu Thái Giống cây việt quất Giống cây mận đỏ thái

Giống cây táo

Giống táo vỏ đỏ ruột đỏ Giống táo đào vàng Giống cây táo đại Giống táo Thái Lan GIỐNG TÁO RUỘT ĐỎ REDLOVE

Giống cây mít

GIỐNG MÍT VIÊN LINH Giống mít nghệ cao sản GIỐNG MÍT THÁI SIÊU SỚM Giống cây Mít ruột đỏ Giống cây mít tứ quý Giống cây Mít tố nữ MÍT THÁI LÁ BÀNG

Giống cây ổi

Giống cây ổi tím Cây giống Ổi không hạt Giống ổi đỏ Ruby Thái Lan Giống cây ổi đông dư Giống ổi bốn mùa Giống cây ổi nữ hoàng Giống cây lê Đài Loan

Giống cây nhãn

Giống nhãn xuồng cơm vàng Giống cây nhãn IDO Giống cây nhãn lồng Giống cây nhãn quế

Giống cây xoài

Giống xoài cát Hòa Lộc Giống cây xoài Đài Loan Giống cây xoài ÚC Giống xoài tứ quý Giống xoài Ngọc Vân Giống cây xoài thái

Giống cây hồng xiêm

Giống cay hồng xiêm Xuân Đỉnh Giống cay hồng xiêm xoài

Giống cây sầu riêng

Giống sầu riêng DONA Giống sầu riêng thái Giống sầu riêng RI 6

Giống cây bơ

Giống bơ 034 quả dài Giống bơ sáp da xanh Giống cây bơ Booth

Giống cây lấy gỗ, công trình, dược liệu

Giống cây đàn hương Giống cây sưa đỏ Giống cây xạ đen Giống cây phượng vĩ Cây ban giống Cây bàng giống Cây phong linh hoa vàng Giống cây sao đen Giống cây keo lai Giống cây viết Cây bạch đàn giống Giống cây ba kích Giống cây đinh lăng Giống cây sấu

Cây hoa giống

Giống hoa mộc lan Giống cây mộc hương Trà hoa vàng Giống hoa tử đằng Giống hoa mẫu đơn kép

Cây na giống

Giống na dai Giống na dứa đài loan Giống na bở Đài Loan Na thái giống
VIỆN GIỐNG CÂY TRỒNG HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
0962.894.442
viencaygiongnongnghiep@gmail.com
http://giongcaytrongmoi.com