Viện giống cây trồng học viện nông nghiệp Việt Nam

Làm thế nào để bưởi diễn sai quả?
Làm thế nào để bưởi diễn sai quả? Để bưởi diễn ra nhiều quả ta dùng kỹ thuật khoanh vỏ, kỹ thuật chặt rễ, thúc lộc hè thu cho vụ sau, cắt tỉa cành, tạo tán

Kỹ thuật khoanh vỏ để bưởi diễn cho sai quả

Khoanh vỏ (khoanh cành) là biện pháp bất đắc dĩ dùng để kích thích khi cây bưởi Diễn có dấu hiệu không ra quả hoặc năng suất không cao.

Kỹ thuật khoanh vỏ ở cây bưởi Diễn

  • Thời gian tiến hành: trước hoặc sau thu hoạch, khi thời tiết quá lạnh
  • Các bước tiến hành: (1) chọn cành khoanh, (2) khoanh vỏ, (3) phun hóa chất, (4) buộc kín vết khoanh
  • Yêu cầu kỹ thuật: Nhận định đúng tình trạng của cây,quan sát xem cây có áp dụng được kỹ thuật khoanh vỏ không,khi thực hiện vết cắt phải gọn – tránh để phần vỏ bị dập nát,buộc chặt và kín để cây mau chóng liền sẹo.
A. Dấu hiệu cây cần khoanh vỏ
Nằm trong chuyên mục trồng và chăm sóc bưởi Diễn,khoanh vỏ là biện pháp ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây do đó nếu dùng không đúng thời điểm sẽ khiến cây bị thui chột,năng suất và tuổi thọ của cây giảm xuống…bà con cần cân nhắc và chỉ tiến hành kỹ thuật khoanh vỏ khi:
  • Khi cây phát triển mạnh mẽ,lá tốt có màu xanh đen mà mọi năm vẫn không đậu hoặc đậu ít quả
  • Có khả năng sinh lộc đông do thời tiết lạnh đến muộn,mưa kéo dài làm cây bưởi không bước vào trạng thái nghỉ,mà ra hoa và lộc mới luôn.
Kỹ thuật khoanh vỏ ở cây bưởi Diễn

B. Thời gian tiến hành khoanh vỏ
Trường hợp 1: Trước thu 2  tuần:
Chủ yếu do thời tiết ấm nóng,độ ẩm cao khiến lá cây có màu xanh bóng,lá to có dấu hiệu ra lộc sớm. Lúc này ta cần khoanh vỏ ở các cành chính(cấp 1 là những cành to khỏe) những cành phụ xòe bên dưới thì bớt lại để nhân giống hoặc cắt bỏ thúc đẩy quá trình tạo tán. Liên tục quan sát những ngày sau đó,nếu cảm thấy cần thiết thì sẽ tiến hành khoanh vỏ lần 2(cách 1 tuần so với lần 1),không nên quá lạm dụng sẽ khiến quả chưa thu đã bị rụng.
Trường hợp 2: Sau thu hoạch 1 tuần:
Để bưởi Diễn sai quả thì việc phát lộc,ra hoa đúng thời điểm,ngoài các yếu tố nội tại của cây thì cách chăm sóc,thời tiết chính là yếu tố quyết định. Mà khoanh vỏ chính là 1 kiểu tác động để cải thiện tuy nhiên cần lưu ý:
  • Những năm rét đến muộn,ngay sau khi thu hoạch chính vụ,cây đã bắt đầu xuất hiện lộc mới mà không tiến vào trạng thái “nghỉ đông” ta sẽ tiến hành khoanh vỏ. Tương tự như trường hợp 1 ta sẽ dùng kỹ thuật này trên các cây khỏe mạnh,cho năng suất cao hiện tại và các năm trước đó, nên ưu tiên các cành lớn vượt hẳn với các cành khác,các cành nhiều lá dày và xanh cũng như ít quả.
  • Hay các cây năm ngoái không cho thu cần tiến hành tỉa bớt lá,cành để ánh nắng có thể chiếu vào tận bên trong kích thích ra hoa, tăng tỷ lệ thụ phấn. Tiếp đó chúng ta tiến hành khoanh vỏ những cây này với cách thức chọn lựa như trên.
  • Tránh khoanh ở những cây quá yếu,lá mỏng thưa thớt,có phương án bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho nhóm này.
Làm thế nào để bưởi diễn sai quả?
C. Cách khoanh vỏ
  1. Chuẩn bị dao sắc khoanh 1 vòng tròn khép kín độ sâu vừa đủ để chạm đến phần gỗ,để nguyên phần vỏ ở trên không được bóc ra( vì bản chất của phương pháp này là ức chế tạm thời khả năng phát triển của bưởi Diễn,nếu bạn lấy ra phần vỏ khoanh ra thì phần ngọn rất dễ bị héo và chết do không đủ dưỡng chất).
  2. Với cành khỏe mạnh có lá xanh tốt ta cần tiến hành khoanh lần 2 cách vị trí lần 1 chừng 15 – 20 cm,cần tránh bị dập nát phần vỏ xung quanh vị trí khoanh,độ rộng vết khoanh vừa phải chừng 5cm.
  3. Sử dụng một số thuốc như: AKH Super 0.3 % để ngăn ngừa các loại nấm,vi khuẩn tấn công,phun bôi trực tiếp nên vị trí khoanh vỏ.
  4. Cuối cùng dùng dây băng màu đen quấn kín vòng quanh vị trí khoanh thật chặt,kín để nước mưa hay nấm bệnh có cơ hội xâm nhập,cũng như để cây mau liền sẹo.
Làm thế nào để bưởi diễn sai quả?
Lưu ý
  • Tiến hành bổ sung các loại phân hữu cơ và vô cơ hợp lý,thường xuyên quan sát các dấu hiệu sâu bệnh xuất hiện trên vườn cây của chúng ta bởi chính những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây,khiến tình trạng xuất hiện những yếu tố bất thường như ra hoa sớm,hoặc không ra hoa. Bà con có thể tham khảo tại bài viết: cách chăm sóc bưởi diễn
  • Nên thu hoạch đúng lúc,không nên thu quá muộn ảnh hưởng đến độ ngọt của trái cũng như thời điểm ra hoa cho vụ sau. Khoanh vỏ mang lại hiệu quả khi và chỉ khi chọn đúng thời điểm và tình trạng của cây giúp cây tiến vào trạng thái nghỉ trước 1 mùa vụ mới,tuyệt đối không được lạm dụng.
     

Kỹ thuật chặt rễ để bưởi diễn ra sai quả

Riêng với bưởi Diễn biện pháp này khá hữu hiệu khi xảy ra tình trạng phát lộc sớm(lộc đông),cây không về trạng thái nghỉ mà ra lộc ngay. Hạn chế và ngăn ngừa 1 số bệnh hại xuất hiện ở các rễ,cũng như kích thích cây ra rễ mới,tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng,khiến trái bưởi Diễn ngon hơn…tuy nhiên nó lại đòi hỏi sự tỉ mỉ,chính xác của người thực hiện. Cụ thể:
KỸ THUẬT CHẶT RỄ
  • Thời gian: trước hoặc sau thu hoạch tùy điều kiện thời tiết và sức sinh trưởng của cây,nên làm vào những ngày khô ráo và có nắng.
  • Các bước: (1)Chọn cây – (2) Cuốc đất xung quanh gốc – (3) phơi ải – (4) bón phân bổ sung
  • Yêu cầu kỹ thuật: Khoảng cách chặt rễ hợp lý đủ để ức chế ra lộc non mà không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của bưởi Diễn. Bón các loại phân hỗ trợ đúng cách,cũng như quan sát tình hình sâu bệnh hại những ngày sau đó.

A. Thời gian chặt rễ phù hợp cho bưởi diễn ra sai quả

Cũng giống như kỹ thuật khoanh vỏ,chặt rễ cần áp dụng đúng thời điểm và tình trạng của cây. Thông thường người trồng sẽ dùng biện pháp này khi thời tiết lạnh đến muộn,mưa kéo dài,khiến cây sắp hoặc vừa thu hoạch xong đã ra lộc mới. Tuy nhiên việc làm hay không cũng phải dựa theo từng cây ví dụ:
+ Bưởi tơ (dưới 3 năm) bà con sẽ tiến hành vào cuối tháng 11 âm, trong khi bưởi năm thứ 4 trở đi thì áp dụng sau khi thu toàn bộ trái,cắt tỉa tạo tán,cũng như loại bỏ cành sâu bệnh…
Kỹ thuật chặt rễ để bưởi diễn ra sai quả

B. Các bước thực kiện kỹ thuật chặt rễ cho bưởi diễn ra sai quả

Bước 1 – Chọn đúng đối tượng
Dùng trên cây khỏe mạnh,đã có thu hoạch với nhóm này ta sẽ kết hợp với khoanh vỏ,sau khi thu hoạch xong sẽ chặt rễ
Với những cây bưởi Diễn còn non,bị mất mùa,sức phát triển mạnh nhưng lại ít quả ta sẽ thực hiện sớm hơn. Điều này hết sức cần thiết bởi việc ủ mầm và ra hoa của cây sẽ đồng loạt hơn,giúp khả năng thụ phấn được cải thiện đáng kể.
Bước 2 – Chặt rễ
Mục tiêu là làm đứt các loại rễ tơ,rễ cám phía ngoài tán tùy vào mức độ lớn của cây, ta nên cuốc dò từ ngoài vào phía trong gốc độ rộng vết cuốc khoảng 20 – 30 cm là vừa. Khi bạn cuốc nếu thấy có nước thì phải tạo rãnh dễ nước thoát và bay hơi hết,tiếp đó dùng AKH Super hoặc Nano OxyClorua Đồng… để kìm hãm tức thời việc ra rễ mới cũng như ngăn ngừa nấm,vi khuẩn tấn công.
Bước 3 – Tiến hành phơi ải
Bà con lưu ý sau khi cuốc không lấp trở lại ngay mà khô hoàn toàn để loại bỏ nguy cơ các bệnh hại xâm nhập,tăng cường sự hộ hấp cho bộ rễ. Nếu gặp trời mưa thì phải có phương án thoát nước nhanh nhất có thể bằng đào rãnh hoặc máy bơm,thời gian phơi chừng 10 – 20 ngày là đủ.
Kỹ thuật chặt rễ để bưởi diễn ra sai quả
Bước 4 – Bón phân bổ trợ
Việc chặt rễ tác động trực tiếp đến sức sinh trưởng của cây do đó chúng ta cần có phương án bổ sung các chất dinh dưỡng giúp rễ phục hồi trở lại sau khoảng thời gian nhất định bằng cách:
Dùng phân hữu cơ mua ở các cửa hàng (hoặc thay thế bằng phân chuồng đã ủ khoai mục) với lượng vừa đủ theo tình trạng của cây giao động mức 10 – 30kg/gốc .
Kết hợp 1kg Lân có tác dụng tăng quá trình tái tạo bộ rễ mới,kích thích khả năng hấp thu của cây bưởi. Bà con nên tùy chỉnh tùy theo độ tuổi và nhu cầu bởi nếu bón quá nhiều sẽ khiến cây rất dễ bị héo úa và chết đi.
=> Như đã trình bày qua trong trong phần cách chăm sóc bưởi Diễn,khi bón ta cũng cần tuân thủ 1 số quy tắc như xới nhẹ lớp đất phía trên cách xa gốc 1 khoảng nhất định,riêng với trường hợp áp dụng kỹ thuật chặt đất thì nên bón phân cách xa phần rễ đã chặt 10cm hoặc trộn đều với đất rồi lấp lại.
C. Một số chú ý
Trước hợp đất trồng bị nén quá chặt khả năng trao đổi không khí của cây bưởi kém đi ta cần xới 1 lớp mỏng 5cm
Tuyệt đối không bón phân trực tiếp lên phần rễ đã chặt trước đó.
Có thể dùng vôi bột để khử khuẩn và vi nấm,kết hợp quét vôi xung quanh gốc (cách thời điểm bón phân chừng 2 tuần để không xảy ra tình trạng hình thành các chất kết tủa khó hòa tan)
Thời gian tiến hành chặt rễ,đất trồng phải luôn khô thoáng nếu gặp điều kiện bất lợi như mưa kéo dài phải thoát nước nhanh chóng nếu không cây rất dễ bị vi nấm xâm nhập khiến chất lượng và năng suất giảm đi
Cần tuân thủ đúng các bước như đã trình bày ở trên để đạt hiệu quả cao nhất,ngoài ra chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc hóa học để thay thế hoặc bổ sung như:  Bón Kali đỏ 1 – 1.5kg/1 gốc vào cuối tháng 10 đầu 11 âm lịch giúp quả ngọt hơn cũng như kiểm soát khả năng hấp thu đạm của cây. Dùng dung dịch B9 0.2% hoặc Erthell  tỷ lệ 1: 1000 tức cứ 1ml pha với 1 lít nước phun đều lên các tán cây sau khi thu hoạch xong.

Thúc lộc hè thu cho bưởi diễn để vụ sau sai quả

Bưởi Diễn có đặc điểm là ra 4 đợt lộc trong 1 năm bao gồm : Xuân, Hạ, Thu và Đông trong đó lộc hè và lộc thu sẽ quyết định năng suất của cây trong năm sau. Tuy nhiên cành dinh dưỡng phát triển từ lộc xuân lại là tiền đề để tạo ra lộc hè và thu,chính vì thế muốn tăng năng suất khi thu hoạch ta phải có biện pháp thúc lộc phù hợp cho các giai đoạn này.
Thời gian thúc lộc
Vào tháng 5 – 6 âm khi quả đã định hình tiến vào giai đoạn thu nước lúc này ta tiến hành các biện pháp kích thích ra lộc nhiều hơn,thời điểm này quả rất khó rụng nên bà con có thể hoàn toàn yên tâm.
Ngoài ra chính đợt lộc hè này sẽ phát triển thành cành mẹ,mang hoa vào mùa tiếp theo nên ta cần có phương án chăm sóc và bón phân hợp lý giúp bưởi không bị mất mùa,ra quả cách năm,giảm tình trạng rụng quả sinh lý…
Thúc lộc hè thu cho bưởi diễn để vụ sau sai quả
Thúc lộc cần làm những công việc gì?
Việc cần làm đầu tiên chính là ta sẽ phải dọn sạch vườn,làm sạch cỏ,phát quang bờ bụi,xới nhẹ lớp đất mỏng để tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng,trao đổi không khí cho rễ.
Bổ sung các loại phân hữu cơ vi sinh (hoặc phân chuồng đã ủ)cùng NPK giúp tăng độ màu mỡ của đất trồng,đồng thời cải thiện sức sinh trưởng của cây. Như đã nói ở phần trên chúng ta sẽ tiến hành bón vào dịp phát lộc hè và thu của bưởi Diễn (ứng với tháng 5 và 8 âm lịch). Nên bón vào những ngày mát mẻ,trời không mưa có phương án tưới tiêu nước hợp lý nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi.
Về liều lượng bón các bạn có thể tham khảo bài viết cách chăm sóc bưởi Diễn – ở đây đã hướng dẫn khá đầy đủ về loại phân,dùng bao nhiêu/1 gốc cũng như cách bọn thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra có thể kết hợp kỹ thuật bón lá bằng cách sử dụng chế phẩm VST(vườn sinh thái) nồng độ 0.05% nhằm hỗ trợ việc ra lộc tập trung,bổ sung dinh dưỡng qua lá. Bà con có thể tiến hành phun 2 – 3 lần khoảng cách giữa mỗi lần là 1 tuần khi trời khô ráo.
Nếu cẩn thận hơn thì nên bổ sung Shellac Suger 1900-2000HA có tác dụng tăng cường khả năng quang hợp,cải thiện sự chuyên hóa các chất để cân bằng giữa nuôi quả và lá.
Trong giai đoạn vườn bưởi ra lộc non,thì nguy cơ bị sâu ăn lá tấn công là rất cao điển hình như các loại rầy,bọ xít và nhện đỏ các loại này khiến lá quăn queo,vàng đi,chưa kể đến tốc độ sinh sản của chúng lại cực nhanh. Chúng ta cần thường xuyên quan sát và có phương án phòng ngừa,cũng như xử lý thật nhanh khi xuất hiện sâu bệnh hại.
Bà con cũng cần chú ý chỉ cần bón lượng vừa đủ phù hợp với tình trạng của cây tránh tình trạng quá ít hoặc quá nhiều. Trong thời gian bưởi Diễn phát lộc Thu tuyệt đối không bón đạm nó khiến cây rất dễ phát lộc Đông sớm thay vào đó thì nên bổ sung Kali,tấm đậu…để tăng độ ngọt của trái khi vào mùa thu hoạch.

Cắt tỉa cành tạo tán để bưởi diễn ra sai quả

Cắt tỉa cành,tạo tán không đơn thuần chỉ có tác dụng giúp cây bưởi Diễn có thể loại bỏ nguy cơ sâu bệnh tấn công,các cành vô ích,làm tăng cường khả năng quang hợp mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất khi thu hoạch.
Theo các nhà khoa học thì nếu cây ăn quả được chăm sóc,cắt tỉa cành cũng như tạo tán hợp lý thì tỷ lệ các cành hữu ích sẽ đạt xấp xỉ 40%. Mà chính chúng lại là những cành mang hoa và đậu quả cho năm sau do đó việc làm này là cần thiết để giảm tỷ lệ cành chết,tạo điều kiện cho lộc non phát triển khỏe mạnh,ổn định năng suất.
A. KỸ THUẬT CẮT TỈA
Cắt tỉa cành  giúp trẻ hóa,tái sinh những cây đã già cỗi làm số trái cho thu hoạch giảm đi,việc làm này còn làm tăng sự phân hóa hoa nhờ tích lũy được lượng lớn chất đạm.  Nó giúp tối ưu việc tập trung dinh dưỡng cho cành sinh dưỡng và cành hữu ích tạo tiền đề để ra hoa đậu quả nhiều hơn,duy trì ổn định mùa vụ.
Không chỉ có ý nghĩa trong việc sinh trưởng,việc cắt cành hợp lý giúp toàn bộ cây được cung cấp ánh sáng từ đó cải thiện màu sắc và kích thước của quả khi thu hoạch. Nếu bạn muốn nâng tỷ lệ số bưởi Diễn loại 1 trên vườn của mình thì đây chính là cách vô cùng hữu hiệu. Theo bác Tuấn 1 chủ vườn bưởi Diễn ở Văn Trì chia sẻ: “nếu bỏ qua việc cắt tỉa cây sẽ cho trái nhỏ không ngọt,mẫu mã kém do tỷ lệ đường và đạm không cân đối,thiếu sự tập trung dinh dưỡng …”
a. Cách cắt tỉa
Cần tập trung vào việc xử lý những cành yếu,có dấu hiệu mang bệnh đề phòng chúng lây lan sang các cành khỏe mạnh khác. Cành khô,cành xấu đang mang quả cũng cần được cắt bỏ để loại bỏ mầm mống gây bệnh,cải thiện chất lượng quả khi thu hoạch.
Những cành vượt,cành xòe,cành xà xuống đây là những nhóm cành không có giá trị ngược lại còn tiêu tốn chất dinh dưỡng khi tồn tại. Bà con có thể tận dụng chúng để nhân giống bằng một số phương pháp truyền thống như giâm hay chiết cành bưởi .
b. Thời gian thích hợp để cắt tỉa
Nên tiến hành vào những ngày khô ráo để tổn thương mau lành,đồng thời hạn chế bệnh hại tấn công tốt nhất là vào trước mùa mưa,trong 1 năm cắt tỉa vào 3 thời điểm chính bao gồm:
Khi chưa ra cành lá mới: Những cây bưởi Diễn tơ có sức phát triển cành lá quá mạnh mẽ nhưng lại không cho quả,hoặc cho rất ít. Ngoài ra những cây có độ tuổi trên 15 năm năng suất đã bắt đầu giảm cần được cắt tỉa để cải thiện năng suất,đưa vào chế độ thâm canh lâu dài,hạn chế thoái hóa và làm trẻ hóa cây.
Tùy vào tình trạng sinh trưởng,độ lớn của cây ta sẽ cân đối số cành,lá cắt tỉa sao cho phù hợp nhất để không làm ảnh hưởng đến việc nuôi quả đang có trên cây. Thường thì những cây tơ số cành cần cắt tỉa ở mức 20-30% ,trong khi cây cỗi số cành cắt tỉa sẽ nhỏ hơn 20% .
Bản thân các chồi mọc ở đầu nhánh sẽ là các cành  mang trái,ta cần cắt những cành cựa mọc dọc thân ngoài ra những ngọn quá dài,nếu đậu nhiều sẽ không đảm bảo chất dinh dưỡng ta cũng cần cắt bớt.
Những cành cho trái trong mùa trước đã già yếu cũng nên loại bỏ,giữ lại những cành đang khỏe mạnh sinh trưởng tốt,cành nhỏ không được ánh sáng chiếu đến,bị tật gãy.
Khi phát lộc: Như trong phần kỹ thuật thúc lộc mà banbuoidien.net đã từng đề cập,thì bưởi Diễn có 4 mùa ra lộc ngoài chế độ chăm bón  hợp lý,thì việc cắt tỉa cành cũng góp phần không nhỏ giúp cây sai quả trong mùa sau. Những cành được loại bỏ như cành vượt,cành vô ích sẽ giúp các nhánh chính phát triển tốt hơn qua đó sẽ giúp cải thiện mẫu mã,năng suất,kích thước trái .
Cắt tỉa sau thu hoạch: Giai đoạn sau thu chúng ta sẽ tiến hành cắt tỉa 1 lượng nhỏ chủ yếu để loại bỏ những cành vượt tán,cành bị bệnh,cành chỉ còn cuống ,cành khô…mục đích giúp cây đâm chồi nảy lộc đồng loạt,khỏe mạnh cũng như tiện chăm sóc khi bước vào thời kỳ phát lộc đông.
B. KỸ THUẬT TẠO TÁN
Có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng phát triển của cây bưởi Diễn nói riêng và cây ăn qua nói chung. Những vườn bưởi có mật độ dày muốn đưa vào thâm canh thì tạo tán chắc chắn là không thể bỏ qua.
Cũng có tác dụng gần tương tự như cắt tỉa như giúp cây tập trung dinh dưỡng tốt hơn,cải thiện khả năng ra hoa đậu quả,đưa cây vào chế độ thâm canh lâu dài…Ngoài ra tạo tán còn định hình bộ khung vững chắc cho cây từ đó hạn chế việc gãy đổ,dễ dàng chăm sóc,phun thuốc,hạn chế sâu bệnh…
Cắt tỉa cành tạo tán để bưởi diễn ra sai quả
a. Thời gian thích hợp để tạo tán
Trong 1 đến 3 năm đầu kể từ khi bắt đầu trồng,nên tiến hành vào ngày nắng ráo.
b. Cách tạo tán cho bưởi Diễn
Kiểm soát chiều cao của tán cây: Khi cành bưởi cao trên 3-4m thì cắt bỏ nhằm khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát để duy trì sức sống tốt của cây, đảm bảo sự cân bằng sinh trưởng và kết trái ở mức tối đa,tiện thu hoạch,dễ dàng chăm sóc và phun thuốc…
Trước khi thực hiện ta cần định hình trước bộ khung của cây,xác định chiều cao hợp lý. Về mặt lý thuyết cấu trúc chuẩn của  cây sẽ là:  1 thân chính,3 – 5 cành cấp 1 phân bố đều,độ xòe vừa đủ để cân bằng lực,cành cấp 2 cũng chỉ để 3 – 5 cành cách xa thân để cây được thông thoáng,cành cấp 3 cấp 4 tùy ý những không quá dày.
Tuy nhiên trên thực tế lại không được như vậy với,lúc mới trồng bưởi diễn số lượng 3 cành giàn khi bắt đầu phân nhánh,đan chéo nhau là có thể chấp nhận được. Số cành thứ cấp sẽ ở mức là 2 -3 theo nhiều hướng khác nhau,các cành nhỏ hơn thì tùy vào sức sinh trưởng của cây mà ta sẽ cắt tỉa dày hay mỏng sao cho cân đối và hợp lý nhất.
Đối với cây bưởi Diễn chiều cao tán thấp nhất ở mức 50cm,những cành thấp xà xuống rất dễ bị nấm bệnh tấn công khi mưa xuống và tưới nước thì nên cắt bỏ.
Lưu ý chung
Với những cành lớn sử dụng cưa, cành nhỏ thì sử dụng kéo cắt chuyên dụng để vết cắt gọn gàng,không trầy xước vỏ dẫn đến khuẩn và nấm bệnh xâm nhập,nếu cẩn thận hơn có thể khử trùng bằng cách ngâm dụng cụ cắt tỉa,tạo tán qua cồn 70 độ hoặc hơ qua lửa.
Sau khi cắt tỉa tạo tán xong sử dụng thêm nước vôi quét đều khắp bề mặt vết cắt. Sau đó cần có phương án phòng trừ sâu bệnh ngay khi ra chồi non điển hình là các loại rệp sáp,nhện đỏ…
Khi tỉa cắt nên cắt sát chân để phần thừa không bị tối,không được quá lạm dụng cần cân đối sao cho phù hợp với kích thước của cây,bởi nếu tỉa quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng “lợi bất cập hại”, khiến khả năng quang hợp của cây giảm xuống,từ đó mà sinh trưởng chậm lại.

cây bưởi giống

Giống Bưởi Quế Dương Giống bưởi da xanh Giống bưởi diễn giống Bưởi Phúc Trạch Giống Bưởi Hoàng Giống bưởi da xanh ruột hồng Giống bưởi Ruby Thái Lan Giống bưởi đỏ tân lạc Giống bưởi đỏ phúc kiến Giống Bưởi Đoan Hùng Giống bưởi đỏ luận văn

Cây cam giống

Giống cam sành Giống Cam bù Cây giống Cam Chanh Giống cam đường canh Giống Cam V2 Giống cam CARA ruột đỏ không hạt giống Cam xoàn Giống cam Vinh

Cây chanh giống

Giống cây chanh ngón tay Cây Giống Chanh Vàng Mỹ Giống chanh đào Giống chanh dây Giống chanh leo Giống chanh bốn mùa

Giống cây ăn quả mới

Giống Cây Nho Thân Gỗ Giống cây mãn cầu thái Giống cây chôm chôm Thái Hạt Giống Cà Chua Leo Giàn Giống cây vũ sữa lò rèn Giống cây trám trắng Giống cây lựu đỏ Giống mận tam hoa Giống cây nho Pháp Giống cây vũ sữa bơ hồng Giống chuối đỏ Dacca Giống cây trám đen Giống Cây KIWI Giống cây mãng cầu Thái Cây bưởi ruby thái Giống cây mận đỏ thái Giống cây sơ ri Cây Giống Cherry Nhiệt Đới Giống cây việt quất Giống cây cam đường canh

Giống cây táo

Giống táo đào vàng GIỐNG TÁO RUỘT ĐỎ REDLOVE Giống táo Thái Lan Giống cây táo đại Giống táo vỏ đỏ ruột đỏ

Giống cây mít

GIỐNG MÍT THÁI SIÊU SỚM Giống cây mít tứ quý MÍT THÁI LÁ BÀNG Giống cây Mít tố nữ Giống mít nghệ cao sản GIỐNG MÍT VIÊN LINH Giống cây Mít ruột đỏ

Giống cây ổi

Giống cây lê Đài Loan Giống ổi bốn mùa Giống cây ổi tím Giống ổi đỏ Ruby Thái Lan Giống cây ổi đông dư Giống cây ổi nữ hoàng Cây giống Ổi không hạt

Giống cây nhãn

Giống nhãn xuồng cơm vàng Giống cây nhãn IDO Giống cây nhãn quế Giống cây nhãn lồng

Giống cây xoài

Giống cây xoài Đài Loan Giống cây xoài thái Giống cây xoài ÚC Giống xoài cát Hòa Lộc Giống xoài Ngọc Vân Giống xoài tứ quý

Giống cây hồng xiêm

Giống cay hồng xiêm Xuân Đỉnh Giống cay hồng xiêm xoài

Giống cây sầu riêng

Giống sầu riêng thái Giống sầu riêng RI 6 Giống sầu riêng DONA

Giống cây bơ

Giống bơ 034 quả dài Giống bơ sáp da xanh Giống cây bơ Booth

Giống cây lấy gỗ, công trình, dược liệu

Giống cây viết Cây bạch đàn giống Cây phong linh hoa vàng Giống cây ba kích Giống cây sưa đỏ Giống cây phượng vĩ Giống cây sấu Giống cây đàn hương Cây ban giống Giống cây sao đen Giống cây keo lai Giống cây xạ đen Giống cây đinh lăng Cây bàng giống

Cây hoa giống

Giống hoa mộc lan Giống hoa tử đằng Giống cây mộc hương Giống hoa mẫu đơn kép Trà hoa vàng

Cây na giống

Giống na bở Đài Loan Giống na dứa đài loan Giống na dai Na thái giống
VIỆN GIỐNG CÂY TRỒNG HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
0962.894.442
viencaygiongnongnghiep@gmail.com
http://giongcaytrongmoi.com