Viện giống cây trồng học viện nông nghiệp Việt Nam

Cách chăm sóc bưởi Diễn cho cây sai quả tiết kiệm chi phí
Năng suất cao khi thu hoạch luôn là mong muốn của nhiều bà con nông dân khi trồng bưởi Diễn,điều này được quyết định bởi nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan,trong đó kỹ thuật chăm sóc bưởi Diễn chiếm tới 50% đến số lượng quả cũng như chất lượng quả sau này bao gồm:
  • Bón phân đúng cách,đúng liều lượng
  • Phòng trừ sâu bệnh hại
  • Các kỹ thuật kích thích cây sai quả,cũng như nâng cao độ ngọt của trái

Chăm sóc bưởi Diễn – Kỹ thuật bón phân

Đây là điều bắt buộc đối với bất kỳ loại cây trồng nào trong đó có bưởi Diễn,việc cân đối liều lượng,loại phân bón và thời điểm bón đòi hỏi phải có tính chính xác cao mới đem lại hiệu quả mà không gây lãng phí.
Trước khi bón cần xới đất nhẹ nhàng khoảng 3- 5cm cách gốc 30cm rộng dần qua từng năm,bổ sung lượng nước vừa đủ. Cần kết hợp cả phân vi lượng và đa lượng để có sự cân đối hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất,giúp cây không bị thiếu hụt hoặc thừa dưỡng chất cần thiết.
Công thức chuẩn theo từng năm cho 1 gốc như sau
  • Cây 1 năm tuổi: Phân chuồng 30kg – đạm 0.25kg – Lân 0.4kg – Kali 0.8kg – NPK 16-6-16 1kg
  • Cây 2 năm tuổi: Phân chuồng 40kg – Đạm 0.3kg – Lân 0.5kg – Kali 1kg – NPK16-6-16 1.5kg
  • Cây 3 năm tuổi: Phân chuồng 40kg – Đạm 0.5kg – Lân 1kg – Kali 1kg – NPK16-6-16 2kg
  • Cây trên 4 năm tuổi: Phân chuồng 40kg – Đạm 0.5kg – Lân 1kg – Kali 1kg – NPK16-6-16 2kg
a. Thời điểm xuống giống
Chuẩn bị sẵn hố trồng với tỷ lệ 4×4 m hoặc 4×5 m;độ sâu 40cm; độ rộng 40cm tùy vào kích thước bầu đất,lượng phân bón chuẩn là : 150-200g phân chuồng, lân 80-120g ,vôi bột 50-100g,NPK 16-16-8 20-30g, DPA 20 -30g.
Lên phương án tưới tiêu nước hợp lý,không để cây bị ngập úng cục bộ trong mùa mưa lũ. Cây bưởi là loài ưa cạn rễ non mọc ra thường xuyên,nếu để ỏng nước bộ rễ sẽ không thể phát triển,khiến cây chậm lớn,nhanh thoái hóa.
b. Cây từ năm 1 đến năm thứ 3
Cây bưởi Diễn trong những năm này chưa cho thu hoạch nếu cho quả bói thì nên bỏ đi để tập trung dinh dưỡng cho cây phát triển: Mục tiêu tăng độ cứng cáp,tăng số lượng rễ con và trồi mới,giúp cây có bộ khung vững chắc để tiến đến thời kỳ kinh doanh,cho quả.
Cách bón bưởi Diễn theo từng tháng như sau
  • Lần 1 (từ tháng 1 – 2): 100% phân chuồng + 100% lân – 100% vôi bột
  • Lần 2 (tháng 4 – 5) 40% đạm – 40% K:
  • Lần 3(tháng 7- 8): 30% đạm – 30% K
  • Lần 4 (tháng 10 -11): 30% đạm + 30% K
Ví dụ : Vườn bưởi nhà bạn năm thứ 3 trong đợt bón phân thứ 4 ta sẽ dùng công thức theo bảng phía trên cách tính như sau:
30% đạm + 30 % K  tức lượng đạm cần dùng là 0.5×30% = 0.15kg đạm + 1×30% = 0.3 kg Kali (tương tự cho các trường hợp khác).
c. Từ năm thứ 4 trở đi
Là thời điểm cây bắt đầu chính thức cho quả cần bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho cây bưởi cùng với đó là tăng cường bổ sung các phân bón kích thích đậu quả,cải thiện độ ngọt,mẫu mã của trái khi thu hoạch
Lượng bón chia làm 5 lần
  • Lần 1: khi cây thu hoạch xong sau khi vệ sinh vườn ta tiến hành bón 100% phân chuồng + 25% đạm +25 %K + 40% NPK
  • Lần 2: khi bắt đâu thời điểm ra hoa(thường là Tháng 2) lượng bón là : 5% đạm + 50% lân + 25% K + 30% NPK
  • Lần 3: Sau khi kết quả được 1 -2 tuần (không bón ngay vào thời điểm vừa hình thành quả): 25% đạm + 25% lân + 25% K +30% NPK
  • Lần 4: Tháng 9 – 10 dùng 25% –  đạm 25%K -50% NPK 16-6-16
  • Lần 5: Bón trước khi bắt đầu thu hái 30 ngày 25% K để tăng độ ngọt cho bưởi Diễn.
Bà con cần lưu tâm 1 số điều sau khi chăm sóc bưởi Diễn
  • Tiến hành bón đúng thời điểm,không sớm cũng không muộn,tránh bón vào hôm trời mưa,thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh
  • Liều lượng bón phụ thuộc vào tình hình thực tế như dinh dưỡng trong đất,sức phát triển của cây. Do đó bà con cần cân đối ra giảm sao cho phù hợp tránh bón quá ít khiến cây thiếu dinh dưỡng,cũng như quá nhiều làm rễ non xót và chết.
  • Đảm bảo kỹ thuật bón như: xới nhẹ 5cm vòng quanh gốc,độ rộng đúng bằng tán cây,rải đều không đổ đống – cách gốc 20 – 30cm. Quan sát sức phát triển và nhu cầu dinh dưỡng của cây để có phương án bón bổ sung tốt nhất (thường là quan sát màu lá)
  • Kết thúc tưới nước bổ sung để tăng khả năng hấp thu cho cây bưởi.

Chăm sóc bưởi Diễn – Phòng trừ sâu bệnh

Đây cũng là kỹ thuật đòi hỏi bà con phải quan tâm và nghiên cứu,rất nhiều nhà vườn xảy ra tình trạng mất trắng hoặc sản lượng thu hoạch sụt giảm nghiêm trọng vì sâu bệnh.
a. Chăm sóc bưởi Diễn – phòng trừ sâu hại
Sâu đục thân: Loại này thường tấn công vào thân cây khiến cây suy yếu và chết đi là một trong những loại nguy hiểm nhất cho cây bưởi Diễn. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra bằng cách quan sát các mùn gỗ trắng do sâu đùn ra trên mặt đất rồi xử lý càng nhanh càng tốt.
Phòng và diệt: Quét nước vôi dọc thân cây để ngăn ngừa.Có thể dùng các phương pháp thủ công khoét 1 lỗ nhỏ dùng dây thép để luồn theo đến vị trí sâu đang tấn công và tiêu diệt. Kết hợp dùng các hóa chất Supracide 40ND 0.2% hay Ofatox 400EC  nồng độ 0.1%
Nhện trắng và nhện đỏ: Với nhện trắng thời điểm sinh trưởng là vào hạ tháng 5 – 6 chúng tạo ra các vệt trắng vàng bên dưới mặt lá. Ngược lại nhện đỏ lại xuất hiện khi đông đến vào tháng 10 -12 rất dễ để nhận ra với những đốm nhỏ dưới lá cây sau 1 thời gian gây hại thì lá héo đi và rụng.
Để diệt 2 loại này ta dùng  Pegasus 250,Ortus 50EC 0.1 – 0.2% chia 3 đợt cách nhau 1 tuần mỗi lần
Rệp cam và rệp sáp: Là 2 loại khá phổ biến gây hại trên cây bưởi Diễn với đặc điểm nhận dạng là khiến lá bị đen rộp và quăn lại đối với rệp cam, có các hình que màu xám trên mặt lá với rệp sáp chúng gây hại mạnh nhất ở thời kỳ lá còn non.
Cách đối phó với loại này thì bà con nên chọn thuốc trừ sâu là Sherpa 25EC 0.1- 02%(có thể thay thế bằng Trebon) 1 đến 2 lần
Sâu vẽ bùa: Nguy cơ cao nhất là từ lúc bắt đâu trồng đến năm thứ 4,với đặc điểm nhận dạng là tạo ra những đường cong trên mặt lá khiến lá có các đường màu trắng và cong lạisinh trưởng từ tháng 2 đến tháng 10 dương lịch
Cách diệt: Ta nên dùng Decis 2.5EC nồng độ 0.1 – 0.15% Polytrin 50EC 0.1 – 0.2% hoặc Trebon 0.1- 0.15% dùng khi cây bắt đầu ra trồi non chia làm 2 đợt cách nhau 2 tuần
b. Chăm sóc bưởi Diễn – loại trừ bệnh hại
Bệnh Loét: Những năm đầu trồng sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao nhất chúng sinh trưởng mạnh vào tháng 5 – 7,dấu hiệu nhận biết là xuất hiện các đốm màu nâu vòng ngoài màu vàng trên cành và lá khiến rụng lá chết cành
Phòng bằng SK Enspray 99EC và loại bỏ với Kusuran 0.15% ;Boocdo  nồng độ 1.5% chia 3 đợt (tùy vào mức độ gây hại và số lượng) mỗi đợt cách nhau 1 tuần.
Bệnh sẹo: Cũng tác động vào mùa hè tháng 5 -7,đặc điểm gây hại là chúng hình thành những đốm tròn màu nâu trên lá và cành với đặc tính lây lan rất nhanh
Với bệnh sẹo ta có thể dùng Boocdo 2% (Kasuran 0.2%) kết hợp với CuSO4 0.1kg; Vôi tôi 0.2kg chia 3 lần phun đều vào khu vực cây bưởi đang bị hại
Bệnh vàng lá: Lá bị chuyển vàng ở 1 số cành sau lan da cả cây khiến cây bị lụi đi nhanh chóng tác nhân có thể do rầy hoặc virus
Phòng loại thường xuyên vệ sinh vườn,loại bỏ cành có dấu hiệu bệnh ngay,kết hợp trồng các loại cây có tác dụng ngăn rầy như ổi, Nếu bệnh phát triển mạnh dùng thuốc hóa học Admire 050EC;Confidor 0.1%.
Bệnh thối gốc và chảy nhựa: đặc điểm nhận dạng là vỏ có các vết nứt và chảy nhựa màu vàng đục,khi bóc vỏ ra thì thân gỗ màu đen và có mùi
Cách trị: Loại bỏ hoàn toàn phần bị gây bệnh dùng thuốc hóa học Boocdo nồng độ 2% (Benlat C 0.2%) phun trực tiếp lên vùng bị bệnh.
Ngoài ra,bà con cũng cần tiến hành cắt tỉa và tạo tán cho bưởi,mục đích là để tập trung dinh dưỡng tốt nhất cho những nhánh hiệu quả,tăng khả năng quang hợp giúp tăng tỷ lệ đậu và giữ quả.

cây bưởi giống

Giống bưởi da xanh ruột hồng Giống bưởi Ruby Thái Lan Giống bưởi đỏ luận văn Giống Bưởi Quế Dương Giống Bưởi Hoàng Giống bưởi diễn giống Bưởi Phúc Trạch Giống bưởi đỏ phúc kiến Giống bưởi da xanh Giống Bưởi Đoan Hùng Giống bưởi đỏ tân lạc

Cây cam giống

Giống cam đường canh giống Cam xoàn Giống cam CARA ruột đỏ không hạt Giống Cam V2 Cây giống Cam Chanh Giống cam sành Giống Cam bù Giống cam Vinh

Cây chanh giống

Cây Giống Chanh Vàng Mỹ Giống chanh leo Giống cây chanh ngón tay Giống chanh bốn mùa Giống chanh đào Giống chanh dây

Giống cây ăn quả mới

Hạt Giống Cà Chua Leo Giàn Giống cây vũ sữa lò rèn Giống Cây KIWI Giống cây trám đen Giống cây lựu đỏ Giống cây việt quất Giống Cây Nho Thân Gỗ Giống cây sơ ri Giống chuối đỏ Dacca Giống cây mãn cầu thái Giống cây mãng cầu Thái Giống cây cam đường canh Giống mận tam hoa Giống cây vũ sữa bơ hồng Giống cây chôm chôm Thái Giống cây nho Pháp Cây Giống Cherry Nhiệt Đới Cây bưởi ruby thái Giống cây trám trắng Giống cây mận đỏ thái

Giống cây táo

Giống táo Thái Lan GIỐNG TÁO RUỘT ĐỎ REDLOVE Giống cây táo đại Giống táo vỏ đỏ ruột đỏ Giống táo đào vàng

Giống cây mít

Giống cây mít tứ quý GIỐNG MÍT VIÊN LINH Giống cây Mít tố nữ GIỐNG MÍT THÁI SIÊU SỚM MÍT THÁI LÁ BÀNG Giống mít nghệ cao sản Giống cây Mít ruột đỏ

Giống cây ổi

Cây giống Ổi không hạt Giống cây ổi tím Giống cây ổi nữ hoàng Giống ổi đỏ Ruby Thái Lan Giống cây lê Đài Loan Giống ổi bốn mùa Giống cây ổi đông dư

Giống cây nhãn

Giống nhãn xuồng cơm vàng Giống cây nhãn IDO Giống cây nhãn lồng Giống cây nhãn quế

Giống cây xoài

Giống cây xoài thái Giống cây xoài Đài Loan Giống xoài tứ quý Giống xoài cát Hòa Lộc Giống xoài Ngọc Vân Giống cây xoài ÚC

Giống cây hồng xiêm

Giống cay hồng xiêm xoài Giống cay hồng xiêm Xuân Đỉnh

Giống cây sầu riêng

Giống sầu riêng RI 6 Giống sầu riêng thái Giống sầu riêng DONA

Giống cây bơ

Giống bơ 034 quả dài Giống cây bơ Booth Giống bơ sáp da xanh

Giống cây lấy gỗ, công trình, dược liệu

Cây ban giống Giống cây đinh lăng Cây bạch đàn giống Giống cây phượng vĩ Giống cây sao đen Giống cây đàn hương Giống cây sấu Giống cây keo lai Giống cây viết Giống cây sưa đỏ Cây bàng giống Giống cây ba kích Giống cây xạ đen Cây phong linh hoa vàng

Cây hoa giống

Trà hoa vàng Giống hoa tử đằng Giống cây mộc hương Giống hoa mộc lan Giống hoa mẫu đơn kép

Cây na giống

Na thái giống Giống na bở Đài Loan Giống na dứa đài loan Giống na dai
VIỆN GIỐNG CÂY TRỒNG HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
0962.894.442
viencaygiongnongnghiep@gmail.com
http://giongcaytrongmoi.com